Tổng quanThiệt hại gây ra bởi động vật gặm nhấm hoặc côn trùng tấn công vỏ và lõi cáp rất lớn. Thậm chí, ngay cả khi cáp mới bị hở phần vỏ bọc cũng có thể dễ đứt hơn, hoặc gây ra hiện tượng nhiễu giao thoa giữa các dây. Các loại cáp thường sử dụng trong hệ thống camera giám sát như cáp đồng, cáp UTP, cáp sợi quang rất dễ hư hỏng khi bị côn trùng hoặc các loài gặm nhấm phá hoại, đồng thời gây khó khăn khi tiếp cận các vị trí bị hỏng.
3 nguyên nhân khiến cáp có nguy cơ bị gặm nhấmĐặc tính loài gặm nhấm: Bởi vì răng của động vật gặm nhấm phát triển liên tục, chúng nhai thường xuyên để giữ chiều dài răng cửa. Bởi vậy, độ cứng và độ dày của cáp so với vật liệu tự nhiên khiến các bó dây trở thành mục tiêu thường xuyên của loài gặm nhấm.
Sự thu hút của chất liệu: Thông thường, các loài côn trùng coi các vật liệu cách điện hoặc gel dẫn điện như một loại thức ăn. Trong trường hợp không có nguồn thức ăn tốt hơn, côn trùng sẽ tìm đến cáp. Hơn nữa, mùi, kết cấu và màu sắc của cáp cũng có thể thu hút côn trùng.
Sự thu hút bởi nhiệt độ/điện từ: Một số loại động vật gặm nhấm bị thu hút bởi sự ấm áp của dây dẫn bên trong vỏ cáp, hoặc nhạy cảm với điện từ trường của các hệ thống cáp. Điều này thường dẫn tới thiệt hại đáng kể.
Những hình ảnh dưới đây mô tả một số hệ thống cáp bị phá hoại:
Vấn đề này khá phức tạp vì tình trạng đứt cáp thường xảy ra tại các địa điểm khó tiếp cận – không chỉ trong các đoạn cáp trên trần nhà và trong tường, mà cả cáp chôn trong lòng đất hoặc dưới bê tông. Kết quả là, việc sửa chữa cáp rất tốn chi phí, thường dẫn đến phải bỏ các đoạn bị hư hỏng, thậm chí phải chạy lại toàn bộ dây.
Giải phápCó một vài sản phẩm cáp trên thị trường có khả năng chống gặm nhấm, bao gồm:
Vỏ Kevlar: kết cấu lớp giáp đặc biệt không thấm nước, là loại cáp chôn trực tiếp có vỏ cáp không bị phá hoại bởi răng của các loài gặm nhấm hoặc có móng dài sắc nhọn. Vỏ Kevlar trơ về mặt hóa học và sẽ không thu hút côn trùng.
Vỏ bện kim loại: đây là một phương pháp thay thế cho vỏ Kevlar, được dệt bởi ống kim loại cách điện, có thể được sử dụng trên hệ thống cáp tiêu chuẩn.
Vỏ hóa học: là sản phẩm cáp chuyên dụng có sẵn khả năng ‘chống-động vật gặm nhấm’ nhờ phụ gia thêm vào trong quá trình sản xuất vỏ nhựa.
Lớp nhựa bọc chống vật gây hại: cáp được phủ bởi lớp nhựa có kết cấu giống cao su để che giấu mùi hôi và cách nhiệt.
Keo hóa học: Một số đơn vị sử dụng một loại keo có mùi đặc biệt khi lắp đặt cáp. Biện pháp này cho phép sử dụng hệ thống cáp tiêu chuẩn trong trường hợp cần ngăn chặn động vật gặm nhấm.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác, mặc dù tốn kém, nhưng khá hiệu quả là phương pháp chạy cáp trong ống dẫn cứng hoặc ống ‘EMT’, và trong ống bảo vệ kín.
Chi phíLắp đặt trong ống kim loại là biện pháp hiệu quả nhất nhưng cũng tốn kém nhất.
Phụ gia hóa học đưa vào vỏ cáp có phần ít tốn kém hơn, nhưng hiệu quả sẽ giảm theo thời gian.
Nhìn chung, các biện pháp ngăn chặn động vật gặm nhấm có thể làm đội chi phí lên khá cao, nhưng tựu chung chi phí này có thể tiết kiệm hàng ngàn đô la trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống, làm giảm thời gian cho việc xử lý sự cố, sửa chữa…