Cơ sở đánh mãTrong khi không có một tiêu chuẩn cụ thể, toàn diện nào để thực hiện việc ghi nhãn cho dây cáp, nhiều đơn vị lắp đặt cũng như người dùng cuối vẫn xem việc ghi nhãn như một yêu cầu bắt buộc. Trong các cuốn hướng dẫn ghi mã cũng chỉ dẫn khá chi tiết cho từng ngành:
- NFPA 72/76: Yêu cầu cơ bản nhất của việc ghi nhãn cáp là “phải đánh dấu tất cả các cáp có điện áp thấp hoặc cáp dữ liệu một cách rõ ràng và chắc chắn” cho các hệ thống cáp viễn thông.
- ANSI/TIA/EOE 606-A: Hướng dẫn về màu sắc của vỏ bọc dây cáp để dễ dàng phân biệt, gợi ý việc dán nhãn. Không có yêu cầu cụ thể hay bất cứ quy định về định dạng.
- BICSI: TIA/EOE 606-A là một tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp cáp điện, nó được coi là một tiêu chuẩn cơ bản về việc ghi nhãn dây cáp.
4 Tiêu chí dành cho việc ghi nhãn dây cápTrong các hướng dẫn chung, việc ghi nhãn dây dẫn cần đáp ứng được 4 tiêu chí:
- Bền: Các nhãn dán không được phai màu hoặc nhòe.
- Dễ đọc: Nhãn phải đủ lớn để có thể đọc được bằng mắt thường
- Nhãn ở cả 2 đầu dây hoặc nhiều hơn: Ít nhất thì cả 2 đầu đây phải được đánh dấu, ngoài ra cũng nên đánh dấu cáp tại các điểm chập.
- Đồng nhất: Hình thức của nhãn dán nên được chuẩn hóa và áp dụng đồng nhất với mọi loại cáp.
Thông tin phổ biến nhất cần có trong các nhãn dán bao gồm thông tin về số dây, mã cổng hoặc thiết bị nhận diện ID hoặc vị trí IDF. Nếu như nhãn dán là tổng hợp của nhiều dữ liệu thì nên sử dụng một bảng giải thích các thuật ngữ tại các điểm truy cập trung.
3 Phương pháp đánh dấu cápTrong phần này, chúng ta sẽ xem xét các phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để đánh dấu các loại cáp:
1. Nhãn viết tay: Là phương pháp có chi phí thấp nhất, tuy nhiên về mức độ khoa học, gọn gàng, phương pháp này cũng đạt hiệu quả thấp nhất. Phương pháp này sử dụng một bút mực vĩnh cửu để viết nhãn lên vỏ bọc cáp hoặc thẻ giấy. Sự không đồng đều của chữ viết tay có thể sẽ khiến người khác khó đọc, ngoài ra các thẻ giấy còn có thể bị rách hoặc bị gỡ bỏ. Do bản chất của việc tạo ra thẻ nhãn, phương pháp này có thể sẽ tiêu tốn nhiều thời gian nhất, nhưng lại là phương pháp tổng thể với giá thành rẻ nhất.
2. Vòng số: Những tấm nhựa cứng in sẵn hoặc vòng số đã trở thành một phương pháp chính để đánh dấu dây trong ngành công nghiệp báo động từ nhiều thập kỷ qua. Trong khi những chuỗi nhãn giấy cần phải có thời gian để thiết lập, thì nhãn số tuần tự có thể được áp dụng rất nhanh chóng. Đây là một phương pháp phổ biến trong việc gắn thẻ chuyên nghiệp trước khi máy in tự động được đưa vào sử dụng, tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người thích phương pháp này, do tốc độ và giá thành của chúng.
3. Dụng cụ in nhãn: Thường được gọi là “máy dán nhãn”. Phương pháp này sử dụng một thiết bị cầm tay để tạo ra miếng dán nhỏ có thể được gắn liền với dây cáp. Phương pháp này có tốc độ cao, tạo ra nhãn với độ rõ ràng cao, nhưng lại có nhược điểm là tốn kém hơn so với các lựa chọn khác.
Thay vì kỹ thuật viên có thể mất nhiều thời gian cho việc bảo trì hệ thống, việc ghi nhãn cáp có thể giúp tiết kiệm chi phí ngay sau lần bảo trì đầu tiên. Bởi vậy, với những dự án quy mô hơn với hàng trăm camera hay nhiều hơn, lợi ích từ việc ghi nhãn cáp càng được thấy rõ.